Công ty Hantek Việt Nam chuyên thiết kế thi công phòng sạch theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước cho các hệ thống phòng sạch bệnh viện, dược phẩm, thực phẩm, điện tử, phòng thí nghiệm,… với giá tốt nhất tại TpHCM.
Vậy phòng sạch là gì?
Phòng sạch là khái niệm sử dụng phổ biến trong các phòng mổ bệnh viện, phòng nghiên cứu công nghệ nano, nghiên cứu công nghệ bán dẫn, thực phẩm, dược phẩm… Tùy mục đích sử dụng, nên phòng sạch được thiết kế và tuân thủ theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và phải được kiểm tra định kỳ.
Bạn đang tìm kiếm công ty thiết kế thi công phòng sạch ?
Công ty Hantek Việt Nam thiết kế thi công phòng sạch phục vụ cho Dược Phẩm, thực phẩm, thuốc thú y, phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn GMP-WHO, nhà máy sản xuất điện tử…..
Thiết kế và thi công hệ thống điều hòa, hệ thống điện, xử lý nước, thiết kế thi công phòng sạch, điện điều khiển cho hệ thống phòng sạch
Để đánh giá tổng quan về Cấp độ sạch của phòng, chúng ta phải đánh giá được: Nồng độ bụi sinh ra , lượng bụi được lọc bởi các filter và hiệu suất của dòng không khí mang bụi đi ra khỏi phòng sạch hoặc vùng sạch. Nguồn bụi sinh ra bao gồm nguồn phát sinh bụi bên trong và sự xâm nhập bụi từ bên ngoài.
Thi công phòng sạch
Yêu cầu về Phòng sạch bắt nguồn từ việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Vi khuẩn làm vết thương nhiễm trùng, vì thế cần phải hạn chế vi khuẩn trong bệnh viện, cụ thể là tại phòng phẫu thuật, phòng hồi sức tích cực & đặc biệt là các phòng cách ly cho bệnh nhân sau ghép tủy để tránh lây nhiễm.
Các tiêu chuẩn về thi công phòng sạch
Tiêu chuẩn đầu tiên của phòng sạch là hàm lượng bụi, tức là hàm lượng các hạt bụi lơ lửng trong không khí được khống chế đến mức nào (tất nhiên là bụi bám càng phải làm sạch rồi). Nếu ta so sánh một cách hình tượng, đường kính sợi tóc người vào cỡ 100 µm, hạt bụi trong phòng có thể có đường kính từ 0,5 đến 50 µm.
Các tiêu chuẩn về phòng sạch lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1963 ở Mỹ, và hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn chung cho thế giới. Đó là các tiêu chuẩn quy định lượng hạt bụi trong một đơn vị thể tích không khí. Người ta chia thành các tầm kích cỡ bụi và loại phòng được xác định bởi số hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,5 µm trên một thể tích là 1 foot khối (ft3) không khí trong phòng
– Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963) [1]
Tiêu chuẩn này lần đầu tiên được quy định vào năm 1963 (có tên là 209), và sau đó liên tục được cải tiến, hoàn thiện thành các phiên bản 209 A (1966), 290 B (1973)…, cho đến 209 E (1992).
– Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E (1992) [2-3]
Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn (đơn vị thể tích không khí là m3). Sự phân loại phòng sạch được xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có đường kính lớn hơn 0,5 µm. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn FS 209 E.
– Tiêu chuẩn ISO 14644-1 [3,4]
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards Organization – ISO) đã quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành năm 1999 có tên “Phân loại độ sạch không khí” (Classification of Air Cleanliness). Các loại phòng sạch được quy định dựa trên biểu thức: với: Cn¬ là hàm lượng cho phép tối đa (tính bằng số hạt/m3) của bụi lửng không khí lớn hơn hoặc bằng kích thước xem xét. N là chỉ số phân loại ISO, không vượt quá 9 và chỉ số cho phép nhỏ nhất là 0,1 D là đường kính hạt tính theo µm 0,1 ở đây là hằng số với thứ nguyên là µm.
An toàn trong phòng sạch
Trong phòng sạch, ngoài việc độ sạch không khí được khống chế, còn các yếu tố khác là độ ẩm phải điều khiển ở mức đủ thấp, áp suất, nhiệt độ… được duy trì ở mức độ thích hợp, đảm bảo vô trùng. Vì thế, điều đầu tiên mà mỗi người làm việc trong phòng sạch đều phải tuân thủ đó là các quy tắc an toàn lao động để đảm bảo an toàn. Ở các nước phát triển, mỗi người trước khi vào làm ở phòng sạch đều được học rất cẩn thận các quy tắc làm việc trong phòng sạch, mà ban đầu luôn là các quy tắc an toàn lao động:
– Thoát ra khỏi phòng sạch như thế nào khi có các tai nạn đột xuất (cháy, nổ, chập điện…); các xử lý cần thiết cho các tai nạn này.
– Làm thế nào để giảm thiểu các tai nạn và đảm bảo an toàn lao động bằng các quy tắc sử dụng cũng như làm việc trong phòng một cách khoa học và chính xác.
– Các quy tắc để không làm nhiễm bẩn phòng: bỏ các vật dụng có thể dễ bắt bụi như áo len, mỹ, găng tay ấm, áo khoác… – Sử dụng, di chuyển, và bỏ các hóa chất, các vật dụng thí nghiệm đúng quy tắc.
– Sử dụng các thiết bị trong phòng đúng quy trình.
Chúng ta hãy tưởng tượng việc làm sai quy tắc trong phòng sạch, ngoài việc sẽ làm nhiễm bẩn phòng (sẽ rất hại cho hệ thống làm sạch), đồng thời có thể rất dễ xảy ra các tai nạn, hỏng hỏng và gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ở nước Anh (tôi không rõ các nước khác thế nào), trước khi vào làm việc độc lập trong phòng sạch, người lao động phải trải qua khóa học về an toàn lao động, ký xác nhận tuân thủ các quy tắc an toàn và vượt qua kỳ kiểm tra các quy tắc này nhằm đảm bảo an toàn cho phòng sạch. Còn một điều khó chịu nữa là khi làm việc trong phòng sạch, hãy chịu khó nhịn các “nỗi buồn” của bản thân, vì trong phòng sạch không thể cho phép bạn tạo ra các chất bẩn đó.
Các tiêu chuẩn cần lưu ý khi thiết kế thi công phòng sạch
• Tiêu chuẩn Federal Standard 209(1963)
• Tiêu chuẩn Federal Standard 209E(1992)
• Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Quý khách hàng đang có nhu cầu cần tư vấn kỹ thuật vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi hotline 0931838738 để được tư vấn nhiệt tình.
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ.